Sau đây là một số nguyên tắc mà bạn có thể sử dụng trong giao tiếp với bệnh nhân, sẽ giúp bạn tự tin, nói chuyện lưu loát, gia tăng tối đa lợi ích mà bạn có được do tương tác với bệnh nhân, và hạn chế các tình huống gây lúng túng.
Nguyên tắc thứ 1: Hãy nhớ rằng bạn chưa phải là một bác sĩ
Bạn đang được bảo vệ và có thể nói cho các bác sĩ giám sát biết những lúc bạn cảm thấy không thoải mái và cần nghỉ ngơi. Chỉ giao tiếp với bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ và ở những nơi mà bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm, đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ tốt đẹp khi bạn bắt đầu.
Nguyên tắc thứ 2: Vai trò của bạn phải rõ ràng
Luôn giới thiệu bản thân bạn là một sinh viên của một trường nào đó, hiện đang thực tập tại đây và không bao giờ giới thiệu bạn là một sinh viên y khoa. Hãy đề cập đến trường của bạn để giữ cho mọi chuyện được rõ ràng đối với mọi người. Không có ai mong muốn bạn làm bất cứ gì ngoại trừ cười và hỏi những câu hỏi phụ.
Nguyên tắc thứ 3: Kiểm tra
Nếu bạn bắt đầu cuộc nói chuyện với bệnh nhân sau khi đã giới thiệu về bản thân, thì hãy kiểm tra xem họ có muốn nói chuyện không. Đừng ép buộc họ, họ có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, hoặc khó chịu.
Nguyên tắc thứ 4: Buổi nói chuyện không nhất thiết là phải nhằm mục đích điều tra nghiên cứu hoặc chẩn đoán.
Nguyên tắc thứ 1: Hãy nhớ rằng bạn chưa phải là một bác sĩ
Bạn đang được bảo vệ và có thể nói cho các bác sĩ giám sát biết những lúc bạn cảm thấy không thoải mái và cần nghỉ ngơi. Chỉ giao tiếp với bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ và ở những nơi mà bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm, đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ tốt đẹp khi bạn bắt đầu.
Nguyên tắc thứ 2: Vai trò của bạn phải rõ ràng
Luôn giới thiệu bản thân bạn là một sinh viên của một trường nào đó, hiện đang thực tập tại đây và không bao giờ giới thiệu bạn là một sinh viên y khoa. Hãy đề cập đến trường của bạn để giữ cho mọi chuyện được rõ ràng đối với mọi người. Không có ai mong muốn bạn làm bất cứ gì ngoại trừ cười và hỏi những câu hỏi phụ.
Nguyên tắc thứ 3: Kiểm tra
Nếu bạn bắt đầu cuộc nói chuyện với bệnh nhân sau khi đã giới thiệu về bản thân, thì hãy kiểm tra xem họ có muốn nói chuyện không. Đừng ép buộc họ, họ có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, hoặc khó chịu.
Nguyên tắc thứ 4: Buổi nói chuyện không nhất thiết là phải nhằm mục đích điều tra nghiên cứu hoặc chẩn đoán.
Bạn không cần thiết phải nói chuyện về tình trạng bệnh tật của họ, thỉnh thoảng các bệnh nhân cũng thích nói về suy nghĩ của họ về các vấn đề trước mắt. Không phải tất cả bệnh nhân đều có bạn bè hoặc người thân đến thăm. Bệnh viện có rất nhiều người đang ở một mình. Bạn có thể hỗ trợ một chút về tinh thần cho họ.
Nguyên tắc thứ 5: Xin phép
Nếu một bệnh nhân đang mắc một vấn đề mà bạn đang quan tâm và muốn hỏi họ, thì trước tiên bạn nên xin phép bác sĩ điều trị cho họ. Sau đó, bạn hãy xin phép bệnh nhân để nói về lý do mà họ nhập viện trước khi bạn bắt đầu các câu hỏi khai thác sâu hơn.
Nguyên tắc thứ 6: "Xuôi theo dòng chảy"
Hãy để cho bệnh nhân dẫn dắt cuộc đối thoại. Hầu hết các trường hợp, họ sẽ nói cho bạn biết tất cả những gì họ biết. Bạn có thể tiếp chuyện với họ bằng một số câu hỏi phụ khi bạn thấy hứng thú với một số khía cạnh đặc biệt. Kinh nghiệm của các sinh viên cho thấy, các câu hỏi sẽ hữu ích khi hỏi về trải nghiệm và cảm xúc của bệnh nhân về căn bệnh của họ, hữu ích hơn những câu hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng.
Nguyên tắc thứ 7: "Chạy thoát" (nếu cần thiết)
Kết thúc cuộc đối thoại một cách lịch sự và nhanh chóng nếu bạn cần "thoát". Thường thì bạn sẽ được các nhân viên y tế hoặc hộ lý theo dõi nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần kết thúc cuộc trò chuyện rất nhanh chóng. Điều này có thể là do một trong các lý do sau:
- Bạn bắt đầu cảm thấy ngột ngạt. (do phòng bệnh oi bức, có mùi lạ,...).
- Bệnh nhân trở nên giận dữ hay khó chịu.
- Bệnh nhân đột nhiên thấy không khỏe. (Trong trường hợp này, bạn nên báo cho nhân viên y tế hoặc hộ lý)
Phan Huỳnh Tiến Đạt