Các phần của ống tiêu hóa từ thực quản đến hậu môn đều có thể được thăm khám qua nội soi. Ống nội soi là một ống dài, dẻo gồm nguồn sáng, thấu kính để tụ quang và sợi quang để dẫn ánh sáng vào trong ruột. Hình ảnh của thành ruột sẽ được gởi về một camera và hiển thị trên màn hình. Nội soi cho phép người bác sĩ thăm khám đại tràng, và được thực hiện bằng cách đưa một ống nội soi mềm (được gọi là ống soi đại tràng) vào trực tràng và sau đó đến toàn bộ đại tràng.
Giải phẫu và sinh lýRuột già hấp thu 90% lượng nước của thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non. Ruột già cũng có chức năng đẩy các chất cặn bã tới trực tràng, ở đây chúng được dữ trự và tống xuất ra ngoài nhờ nhu động ruột. Ruột già bao gồm:
- Đại tràng: dài trung bình 150 cm, được chia làm 4 đoạn: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xích-ma. Có 2 góc đại tràng: góc gan là nơi đại trang lên nối với đại tràng ngang, góc lách là nơi đại tràng ngang nối với đại tràng xuống.- Manh tràng: là phần đầu tiên của ruột già và được nối với ruột non tại van hồi manh tràng. Ruột thừa nằm tại phần thấp nhất của manh tràng.- Đại tràng lên: dài khoảng 20 cm, kéo dài từ manh tràng đến đại tràng góc gan.- Đại tràng ngang: thường dài trên 45 cm, kéo dài ngang qua vùng hạ vị đến đại tràng góc lách.- Đại tràng xuống: thường dưới 30 cm, kéo dài từ đại tràng góc lách đến phần đầu đại tràng xích-ma.- Đại tràng xích-ma: hình chữ S, dài khoảng 45 cm, kéo dài từ đại tràng xuống đến trực tràng.
- Trực tràng: là một túi cong, nằm ở hố chậu và nối với ống hậu môn.
Van hồi manh tràng (nguồn: YourSurgery)
Đại tràng bình thường qua nội soi (nguồn: YourSurgery)
Bệnh học- Ung thư đại trực tràng thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
- Polyp đại tràng được cho rằng sẽ tiến triển thành ung thư đại tràng.
- Bệnh túi thừa đại tràng là một tình trạng thường xuất hiện ở các nước phương tây. Tần suất mắc tăng theo tuổi và xuất hiện ở khoảng 75% người Mỹ trên 80 tuổi. Túi thừa đại tràng là một cấu trúc mà vách đại tràng bị đẩy lồi ra ngoài tạo thành các túi. Túi thừa này có thể bị viêm nhiễm, khi đó gọi là bệnh viêm túi thừa đại tràng, có thể gây ra các biến chứng như áp-xe, xuất huyết, tắc ruột hay dò đại tràng.
- Viêm ruột (bệnh Crohn), viêm loét đại tràng và viêm đại tràng thiếu máu cục bộ: các bệnh lý này là kết quả của sự viêm nhiễm toàn bộ bề dày thành ruột (bệnh Crohn, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ) hay chỉ đơn thuần là lớp dịch nhầy (viêm loét đại tràng).
Ung thư đại tràng (nguồn: YourSurgery)
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Viêm loét đại tràng (nguồn: YourSurgery)
Chỉ định- Xuất hiện máu trong phân.
- Nội soi phòng ngừa. Nội soi định kỳ đối với những người trên 50 tuổi để phát hiện polyp.
- Polyp phát hiện được trên X-quang.
- Tiêu chảy kéo dài hay táo bón.
- Các xét nghiệm hình ảnh học khác (CT, MRI) cho thấy các tình trạng bất thường.
Thủ thuật- Đại tràng phải hoàn toàn sạch sẽ để thủ thuật có thể chính xác và dễ dàng. Khâu chuẩn bị bao gồm chế độ ăn lỏng vào ngày trước khi khám và dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột. (hình 9)
- Hầu hết các thuốc được sử dụng không gây hậu quả gì, nhưng một số có thể gây trở ngại trong khâu chuẩn bị hay trong quá trình tiến hành. Do đó, người bác sĩ nên biết rõ các thuốc mà bệnh nhân có thể bị dị ứng, như aspirin, thuốc viêm khớp, thuốc chống đông máu, insulin và iod. Bệnh nhân cũng nên báo cho bác sĩ khi bác sĩ cần dùng đến kháng sinh trong thủ thuật này.
- Các phương pháp giảm đau thường được áp dụng trong thủ thuật này. Thường cho bệnh nhân ngủ trong khi làm nội soi. Đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy có áp lực, phồng lên hay bị ép, hoặc cảm thấy đau.
- Bệnh nhân thường nằm nghiêng về bên trái hoặc thỉnh thoảng cho nằm ngửa.
- Ống nội soi được đặt chậm vào trực tràng đến đại tràng, khi đó bác sĩ có thể quan sát được thành ruột.
- Thủ thuật này kéo dài từ 15-30 phút.
- Một dụng cụ kẹp đặt xuyên qua ống nội soi có dùng để lấy sinh thiết. Mẫu này sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để phân tích.
- Khi phát hiện ra sự chảy máu, thì có thể cầm máu bằng cách tiêm thuốc hay làm đông máu bằng điện, nhiệt hay laser.
Cắt bỏ polyp: (hình 5B)
- Polyp là một phát triển bất thường ở lớp dịch lót trong thành đại tràng, kích thước có thể từ 2-3 mm đến vài cm.
- Hầu hết các polyp là lành tính, nhưng cũng có khi một vài polyp ở dạng ác tính, trong trường hợp này polyp đã cắt bỏ sẽ được gửi để phân tích. Đa số các polyp sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.
- Cắt bỏ polyp đại tràng là một thao tác quan trọng để phòng ngừa ung thư đại tràng.
- Các polyp nhỏ có thể được loại bỏ bằng cách đốt bằng tia điện, nhưng các polyp lớn thì được cắt bỏ bằng một kỹ thuật gọi là cắt đốt polyp bằng dây thòng lọng. Bác sĩ sẽ đặt một vòng dây thòng lọng trong ống nội soi và cắt đứt polyp ra khỏi thành ruột bằng dòng điện.
- Có một rủi ro nhỏ khi cắt bỏ polyp là gây xuất huyết hay đốt cháy thành đại tràng, khi đó cần phải phẫu thuật cấp cứu ngay.
Cắt đốt polyp bằng dây thòng lọng (nguồn: txcolorectal.com)
Polyp đại tràng trước cắt bỏ và sau cắt bỏ (nguồn: YourSurgery)
Máu bắn thành tia sau cắt polyp (nguồn: YourSurgery)
Cầm máu sau đốt mạch máu (nguồn: YourSurgery)
Sau cùng ống nội soi được rút ra, khi đó người bác sĩ cũng có thể khám xét lại một lần nữa.
Biến chứng
- Thủng hay rách thành ruột, trường hợp này thì cần phải phẫu thuật ngay.
- Xuất huyết khi sinh thiết hay cắt polyp. Nhưng thường là chỉ xuất huyết nhẹ, có thể tự cầm hay có thể khắc phục được qua ống nội soi. Hiếm khi cần phải truyền máu hay phẫu thuật.
- Các rủi ro tiềm tàng khác:
- Giảm đau hết tác dụng.
- Biến chứng từ bệnh tim hay bệnh phổi.
- Viêm tấy đỏ chỗ tiêm tĩnh mạch.
- Mặc dù biến chứng sau nội soi đại tràng thường ít xảy ra, nhưng đó cũng quan trọng đối với bệnh nhân để có thể phát hiện các dấu hiệu sớm của biến chứng bất kỳ. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:
- Đau bụng dữ dội.
- Sốt hay lạnh run.
- Xuất huyết ở trực tràng, đặc biệt là sau khi cắt polyp vài ngày.
Phan Huỳnh Tiến Đạt (Y2009B-ĐHYKPNT)
(Dịch từ YourSurgery)